Đồng USD tăng giá nhanh chóng nhưng rồi sẽ sớm hạ nhiệt

Đồng USD tăng giá nhanh chóng nhưng rồi sẽ sớm hạ nhiệt

Tuần qua, tỷ giá USD ở trong nước đã tăng mạnh, cùng đà tăng giá với đồng bạc xanh trên thế giới. Sau khi Fed đưa ra tuyên bố rằng không điều chỉnh lãi suất USD. Chỉ số USD Index ở trên thị trường thế giới đi từ đáy 89,4 điểm đầu năm nay cũng đã có lúc vọt lên trên 92 điểm ở trong phiên giao dịch ngày 18/6. Trước khi quay đầu giảm ở mức 91,8 điểm. Giá USD đã tăng suốt tuần ở trên thị trường thế giới lẫn thị trường trong nước trong bối cảnh giá vàng đang lao dốc. Giá USD trên thị trường tăng mức mạnh. Sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tuyên bố chưa tăng lãi suất. Tuy nhiên, các chuyên gia ại cho rằng đồng USD sẽ sớm hạ nhiệt.

Tỷ giá USD trong nước tăng mạnh

Sáng 20.6, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước chốt là 23.148 đồng/USD. Tăng 47 đồng so với cuối tuần qua. Tương tự, giá USD tại các ngân hàng thương mại cũng tăng suốt tuần. Chẳng hạn ngân hàng Vietcombank mua vào 22.880 đồng/USD và bán ra 23.110 đồng/USD. Tăng 60 đồng; Eximbank mua vào là 22.900 đồng/USD và bán ra 23.080 đồng/USD; tăng thêm 50 đồng…

Giá USD tự do tiếp tục tăng mạnh lên mức mua vào 23.220 đồng/USD và bán ra 23.320 đồng/USD. So với cuối tuần qua, giá USD tự do tăng 190 đồng ở chiều mua vào. Và nhảy vọt 240 đồng ở chiều bán ra.

Tỷ giá USD trong nước tăng mạnh

Tuần qua, tỷ giá USD trong nước tăng mạnh. Cùng đà tăng giá của đồng bạc xanh trên thế giới. Sau khi Fed đưa ra tuyên bố không điều chỉnh lãi suất USD. Theo đó, giá bán USD được nhiều ngân hàng tăng thêm 50 – 60 đồng/USD. So với thời điểm trước khi Fed công bố kết quả phiên họp chính sách (ngày 16/6).

Chỉ số USD Index trên thị trường thế giới từ đáy 89,4 điểm đầu năm nay. Đã có lúc vọt lên trên 92 điểm trong phiên giao dịch ngày 18/6. Trước khi quay đầu giảm về mức 91,8 điểm.

Đồng bạc xanh tăng giá

Không chỉ đồng bạc xanh tăng giá, mà trong nước; nhập siêu đột ngột tăng mạnh ở mức kỷ lục trong tháng 5/2021. Theo số liệu thống kê Tổng cục Hải quan. Trong tháng 5/2021, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu tới 2,7 tỷ USD. Lũy kế 5 tháng đầu năm, Việt Nam nhập siêu 470 triệu USD.

“USD tăng mạnh và nhập siêu lớn có thể gây áp lực nhất định lên tỷ giá. Đòi hỏi nhà điều hành phải thận trọng”. PGS-TS Đinh Trọng Thịnh nhận định.

Xu hướng tăng giá đồng bạc xanh khó bền vững

Mặc dù vậy, giới chuyên gia kinh tế cho rằng, xu hướng tăng giá đồng bạc xanh trên thế giới là khó bền vững. Nhập siêu của Việt Nam tăng cũng chỉ là nhất thời. Và cán cân thương mại sẽ cân bằng vào cuối năm nay. Thực tế, nhập khẩu tăng mạnh trong tháng 5/2021 chủ yếu là nguyên liệu sản xuất. Đồng nghĩa xuất khẩu sẽ tăng tốc những tháng cuối năm.

Xu hướng tăng giá đồng bạc xanh khó bền vững

Thêm vào đó, các nguồn cung USD khác của Việt Nam là giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), kiều hối, các thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) đều tăng trưởng tích cực.

Nhiều thương vụ thu hút nhà đầu tư ngoại

Cụ thể, theo như chúng tôi được biết, từ đầu năm đến nay, hàng loạt nhà đầu tư ngoại vẫn đổ vốn vào Việt Nam thông qua các thương vụ M&A, tiêu biểu là SMFG đã ký kết thỏa thuận mua lại 49% cổ phần của FE Credit với giá gần 1,4 tỷ USD; Tập đoàn Masan bán 16,26% cổ phần VinCommerce cho SK South East Asia Investment – công ty con của SK Group với giá 410 triệu USD; Momo gọi vốn thành công thêm 100 triệu USD…

Bên cạnh đó, giải ngân vốn FDI trong 5 tháng đầu năm 2021 vẫn đạt 7,15 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2020. Kiều hối về Việt Nam vẫn đều đặn. Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh TP.HCM cho biết, lượng kiều hối trên địa bàn Thành phố trong 4 tháng đầu năm đạt 2 tỷ USD, tăng 7% so với cuối năm 2020 và tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái, bất chấp dịch bệnh.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, mặc dù nhập siêu tăng mạnh trong tháng 5/2021, song xuất khẩu sẽ tăng mạnh trở lại trong những tháng cuối năm. Cộng thêm sự tăng trưởng của giải ngân vốn FDI, kiều hối và các nguồn vốn khác, cán cân thanh toán tổng thể năm nay vẫn sẽ cân bằng. Như vậy, tỷ giá trong nước sẽ không bị sức ép về nguồn cung.

Lạm phát tại Mỹ tăng kỷ lục 2 tháng vừa qua

Theo ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), cung – cầu trên thị trường ngoại tệ hoàn toàn ổn định, thanh khoản thông suốt, mọi nhu cầu ngoại tệ hợp pháp đều được đáp ứng đầu đủ. Tính đến ngày 18/6, tỷ giá trung tâm hầu như không đổi (tăng 0,07%) so với cuối năm ngoái. Trong khi đó, tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại giảm 0,4-0,5%.

Lạm phát tại Mỹ tăng kỷ lục 2 tháng vừa qua

Trong bối cảnh nguồn cung dồi dào, sự tăng giá của đồng bạc xanh trên thế giới là áp lực lớn nhất với tỷ giá trong nước. Tuy nhiên, đà tăng của USD có thể không kéo dài, xu hướng chủ đạo của USD vẫn là giảm giá trong bối cảnh lạm phát gia tăng không chỉ tại Mỹ, mà trên phạm vi toàn cầu.

“Lạm phát tại Mỹ tăng kỷ lục 2 tháng vừa qua và có thể sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới khi nền kinh tế phục hồi. Nếu lạm phát tăng, Mỹ có thể sẽ phải tăng lãi suất USD sớm hơn dự kiến, khi đó, USD sẽ giảm giá. Việc USD giảm giá sẽ khiến xuất khẩu Việt Nam được hưởng lợi, việc điều hành tỷ giá cũng sẽ không chịu nhiều áp lực”, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế nhận định.

Lời kết

Báo cáo của SSI trước đó cũng cho rằng, khi Fed chưa thay đổi chính sách tiền tệ nới lỏng, USD vẫn sẽ chịu áp lực giảm trong dài hạn và tỷ giá tỷ giá USD/VND vẫn có thể giảm nhẹ trong cả năm 2021.

Mặc dù vậy, để hài hòa các lợi ích, nhiều khả năng, trong năm nay, mặt bằng tỷ giá sẽ được Ngân hàng Nhà nước giữ ở mức ổn định, biến động chỉ trong khoảng 1%.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *