Là một người đang tham gia vào thị trường crypto chắc hẳn bạn đã từng nghe qua Link coin rồi phải không nhỉ? ChainLink (Link) là một coin khá mới mẻ, nhưng cùng với công nghệ phát triển và các điểm đột biến đã biến nó trở thành một đồng coin vô cùng tiềm năng và phát triển mạnh mẽ. Vậy để biết tất tần tật những thông tin về Chainlink, cũng như để giải đáp thắc mắc cho câu hỏi “Có nên đầu tư vào ChainLink (LINK) không?” Chúng ta cùng theo dõi tại bài viết sau đây nhé.
Mục lục
Tổng qua về ChainLink và LINK
Biết rằng ChainLink được xây dựng dựa trên công nghệ Blockchain Ethereum và nền tảng Blockchain trung gian. ChainLink được xem là chiếc cầu nối, với vai trò chuyển tiếp dữ liệu giữa 2 thế giới Blockchain và thế giới thực.
Chúng ta cần phân biệt LINK và ChainLink nhé. Nếu ChainLink được xem là chiếc cầu nói trong việc chuyển tiếp dữ liệu, thì LINK được xem là “nhiên liệu” hay token trong mạng lưới của ChainLink và được ra đời vào tháng 9 năm 2017. LINK được xem là “nhiên liệu” trong mạng lưới của ChainLink
Mục đích ra đời của ChainLink
Năm 2015, Ethereum ra đời và nó đã phá vỡ những giới hạn trước kia của Bitcoin. Một trong các phát triển nổi bật của Ethereum là tạo ra smart contract hay hợp đồng thông minh.
Thế nhưng có một điểm giới hạn ở đây là chúng chỉ quản lý các dữ liệu có trên Blockchain. Chính vì thế, chiếc cầu nối ChainLink được ra đời nhằm cải thiện những thiếu sót trên. Và nó đã giúp cho Smart contract trở nên hoàn hảo nhất ở thời điểm hiện tại.
Cơ chế hoạt động của ChainLink
Chức năng thứ 1: On – chain
Vậy Cách thức hoạt động của ChainLink là gì? Dựa vào mục tiêu cốt lõi mà ChainLink nắm giữ hai chức năng chính sẽ được đề cập ngay sau đây. Dựa vào mục tiêu cốt lõi mà ChainLink nắm giữ hai chức năng On-chain và Off-chain
Các hợp đồng thông minh sẽ xử lý trực tiếp trên chuỗi, đến khi xuất hiện yêu cầu người dùng. Muốn truy cập dữ liệu ngoài chuỗi thì họ sẽ tạo ra một hợp đồng yêu cầu và gửi đến mạng lưới ChainLink. Lúc này Blockchain sẽ thực hiện theo các yêu cầu trong hợp đồng bổ sung này.
Các hợp đồng này gồm có ba loại hợp đồng, đó là hợp đồng danh tiếng (Reputation contract), hợp đồng khớp lệnh (Order – matching contract) và hợp đồng tổng hợp (Aggregating contract).
- Reputation contract – Hợp đồng danh tiếng: Có nhiệm vụ là theo dõi hồ sơ của nhà cung cấp hệ thống quản trị để xác mình.
- Order-matching contract – Hợp đồng khớp lệnh: Ghi nhận lại mức phí dịch vụ đã được thỏa thuận của hợp đồng và thu thập giá thầu từ các nơi uy tín đáng tin cậy.
- Aggregating contract – Hợp đồng tổng hợp: tổng hợp các dữ liệu đã tìm kiếm và cân nhắc để đưa ra một sự lựa chọn tối ưu nhất.
Với 3 loại hợp đồng này thì ChainLink sẽ trải qua một quy trình theo thứ tự ba bước như sau: lựa chọn oracle, báo cáo dữ liệu và bước cuối cùng là tập hợp kết quả.
Chức năng thứ 2: Off – Chain
Nếu thành phần đầu tiên của ChainLink là các hợp đồng thì thành phần thứ hai là các nút quản trị Off-Chain. Được biết thì ở thời điểm hiện tại, ChainLink chỉ mới kết nối với các smart contract trên mạng lưới Ethereum.
Trách nhiệm của các nút này là nhằm thu thập các dữ liệu từ nguồn Off-Chain. Và làm theo những yêu cầu từ hợp đồng đã thỏa thuận. Tiếp theo bước thu thập dữ liệu là việc xử lý các dữ liệu này bằng ChainLink Core. Các dữ liệu thì đã được xử lý thì chúng sẽ được truyền tới hợp đồng quản trị on-chain nhầm kết hợp các kết quả.
Công suất của các nhà quản trị off-chain sẽ được đền đáp bằng LINK coin, và họ xứng đáng được nhận điều này.
Ví lưu trữ LINK của ChainLink
Như chúng ta đã biết, LINK là loại token của ChainLink và được phát triển trên nền tảng Blockchain Ethereum tiêu chuẩn ERC-20. Chính vì thế bạn nên tạo ví và lưu trữ coin của mình trên các ví của Ethereum và được sự hỗ trợ ERC – 20.
Một số ví phổ biến và được yêu thích sử dụng hiện nay (Bao gồm cả ví nóng và ví lạnh). Như: Trezor, Ledger, ImToken, Trust Wallet,..
Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên giao dịch và giao dịch với số lượng lớn bạn có thể tạo ví tại các sàn giao dịch. Nó tạo điều kiện cho bạn nhiều hơn về nhu cầu của mình. Thế nhưng có một điểm đáng lưu ý là so với ví sàn. Thì ví riêng được đánh giá là an toàn hơn nhiều nhé.
Nên giao dịch LINK chỗ nào để bảo đảm an toàn?
Hiện đang có nhiều sàn giao dịch LINK coin bao gồm trong lẫn ngoài nước. Thế nhưng, các sàn quốc tế được đánh giá là vừa an toàn vừa có giá cả hợp lý hơn. Một số sàn quốc tế niêm yết ChainLink coin như là Binance, Huobi; Kyber Network, EtherDelta,…
Trong đó Binance và Huobi được đánh giá là 2 sàn có lượng giao dịch LINK mỗi ngày lớn nhất. Ngoài ra, 2 sàn này còn cung cấp với mức phí thấp. Tính thanh khoản lại cao và thêm vào đó là sở hữu sự an toàn cao. Đây là 2 sàn các bạn có thể tin tưởng tham gia giao dịch coin của mình.
Thế nhưng để hiểu rõ hơn và đưa ra quyết định, bạn cần phải nghiên cứu nhiều thêm nữa cũng như quy chế của sàn như thế nào nhé.
ChainLink (LINK) liệu có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai?
Về ý tưởng, ChainLink được đánh giá là một dự án vô cùng tiềm năng. Bởi những sáng tạo và ý định độc đáo không điểm dừng của nó. Kèm theo đó là đội ngũ hùng mạnh tạo một bước đà cho sự phát triển ý tưởng của ChainLink.
Bên cạnh đó, về tính thực tế, ChainLink lại bị đánh giá là thiếu sản phẩm thực tế để chứng minh điều mà các nhà điều hành chúng đã nói. Kèm theo đó là không có một liệu trình cụ thể rõ ràng. Khi dự án MainNet được nói là sẽ được chạy vào quý đầu năm 2018. Thế nhưng đến thời điểm hiện tại chỉ là một bản TestNet mà thôi.
Nhưng nói cho cùng, nếu họ chạy thành công dự án trên thì khả năng LINK tăng giá trị là rất cao nhé.
So với tính ngắn hạn, thì dài hạn được đánh giá là tiềm năng đối với các nhà đầu tư có ý định đầu tư dài hạn cho đồng LINK đấy. Một kiểu kinh doanh khác là lướt sóng cũng khá hợp lý đối với LINK.
Đây là những đúc kết từ phân tích cả quá trình của dự án ChainLink từ lúc được hình thành đến thời điểm hiện tại. Bạn có thể tham khảo lời khuyên của mình như trên nhé. Và phải nhớ là trước khi quyết định đầu tư bạn phải nghiên cứu thật kỹ. Đặc biệt là đây không là một nơi dành cho những người “chân ráo” nhé.
Đánh giá đồng chainlink
Ưu điểm
- Thu thập dữ liệu ngoài chuỗi với tốc độ giao dịch tăng đều
- Báo cáo kết quả: đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu và ngăn chặn giả mạo
- Lựa chọn của Oracle: Bảo vệ đồng thời cung cấp dịch vụ bảo mật cho các giao dịch
- Hệ thống tiền tệ phi tập trung
Nhược điểm
- Không thể kết nối với các Hợp đồng thông minh ngoài nền tảng Ethereum
- Không thể quay lại các thao tác trong giao dịch nếu xảy ra trường hợp có lỗi.
- Các nhà phát triển có thể lợi dụng sơ hở tạo ra các giao dịch đáng ngờ
Những đối tác đáng chú ý
Trên thị trường tiền ảo thế giới, ChainLink có một danh sách các đơn vị đối tác ấn tượng.
- Đối tác đáng chú ý nhất của Chainlink là SWIFT (Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu) đã kết nối hơn 11.000 tổ chức tài chính trên toàn thế giới. Đây là mạng được chấp nhận rộng rãi nên các tổ chức tài chính gửi tin nhắn. Để hướng dẫn về các hoạt động liên quan đến thanh toán, chứng khoán, v.v.
- Zepelin_os lại là một đối tác khác. Được xem như là một hệ điều hành phát triển hợp đồng thông minh.
- Request Network, một đối thủ cạnh tranh với tiền điện tử. Nhằm trở thành tiêu chuẩn để trao đổi tiền tệ fiat và tiền điện tử với công ty tài sản tư nhân có trụ sở tại London.
Lời kết
Bài viết này chúng tôi đã cung cấp cho các bạn tất tần tật về ChainLink một cách ngắn gọn và cũng đưa ra gợi ý cho câu hỏi Có nên đầu tư vào ChainLink hay không. Chắc hẳn bạn cũng đã có cái nhìn bao quát về ChainLink rồi phải không nào. Rất mong viết này hữu ích với bạn. Ngoài ra bạn có thể để tham gia giao dịch Bitcoin tại Fiahub. Đây là một trang giúp bạn mua bán BTC một cách nhanh chóng và vô cùng an toàn nhé.