Cơn sốt chứng khoán ngày càng cao ở thị trường Việt Nam. Bất châp việc thị trường cố phiếu ngày càng không ổn định những vẫn có những giao dịch lớn được thực hiện. Điển hình là giao dịch giữa bà Phạm Thu Huyền mua vào lượng lớn của cổ phiếu VCP và chính thức trở thành cổ đông lớn của Vinaconex Power. Điều đáng nhắc đến là trước đây bà Phạm Thu Huyền chưa từng sở hữu bất kỳ cổ phiều nào của Vinaconex Power. Điều này cũng có thể chứng mình thị trường cổ phiều ở Việt Nam sẽ ngày càng phát triển và tạo nên một cơn sốt. Hãy cùng chúng mình theo dõi biến động của VCP nhé.
Mục lục
Thêm sự thay đổi lớn trong cổ đông VCP
Chỉ trong một tuần, bà Phạm Thu Huyền đã gom tổng cộng gần 12,8 triệu cổ phần tại Vinaconex Power, ước tính tổng số tiền chi ra lên tới hơn 400 tỷ đồng.
Bà Phạm Thu Huyền – cổ đông lớn tại CTCP Đầu tư xây dựng và phát triển năng lượng Vinaconex (Vinaconex Power, MCK: VCP), mới đây đã thông báo về việc tiếp tục mua vào hơn 3,5 triệu cổ phiếu VCP trong ngày 22/6. Sau giao dịch, bà Huyền nâng tỷ lệ sở hữu tại Vinaconex Power từ 12,34% lên 17,01% vốn điều lệ.
Trước đó, trong ngày 15/6, bà Huyền vừa chính thức trở thành cổ đông lớn của Vinaconex Power sau khi mua vào 7 triệu cổ phiếu VCP, tương ứng 9,3% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành tại công ty. Trước đó, bà Huyền không nắm giữ cổ phiếu VCP nào.
Cùng ngày, cổ đông VCP Nguyễn Tuấn Anh cũng đã báo cáo về giao dịch bán ra 7 triệu cổ phiếu VCP, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu xuống 5,2 triệu cổ phần, tương đương 6,98% vốn.
Theo dữ liệu ghi nhận, trong ngày 15/6 có giao dịch thỏa thuận 7 triệu cổ phiếu VCP với giá thỏa thuận bình quân 30.600 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch 214,2 tỷ đồng.
Sự “thay máu” nhỏ trong hội đồng cổ đông
Tiếp tục trong ngày 16/6. Bà Huyền gom thêm 2,28 triệu cổ phần VCP. Nâng tỷ lệ sở hữu lên 9,28 triệu đơn vị. Ứng với 12,34% vốn điều lệ. Giá trị giao dịch thỏa thuận ghi nhận cùng ngày có lượng tương tự số cổ phần giao dịch của bà Huyền, đạt giá trị hơn 70,7 tỷ đồng, mức giá bình quân là 31.000 đồng/đơn vị.
Như vậy, chỉ trong một tuần, bà Phạm Thu Huyền đã gom tổng cộng gần 12,8 triệu cổ phần tại Vinaconex Power, ước tính tổng số tiền chi ra lên tới hơn 400 tỷ đồng.
Diễn biến liên quan, cổ đông lớn nhất tại VCP hiện tại là Quỹ Đầu tư Cơ hội PVI (POF) đã đăng ký bán hơn 10,5 triệu cp VCP từ ngày 16/06-15/07. Nếu giao dịch thành công trọn vẹn, POF sẽ hạ sở hữu từ mức 17.,% xuống còn 3,7% vốn, qua đó chấm dứt tư cách cổ đông lớn tại Vinaconex Power.
Về Vinaconex Power, SGDCK Hà Nội vừa thông báo về việc chấp thuận niêm yết bổ sung hơn 18,2 triệu cổ phiếu được phát hành trả cổ tức năm 2019 trong tháng 5 vừa rồi. Vốn điều lệ Vinaconex Power theo đó nâng từ mức 570 tỷ đồng lên thành 752 tỷ đồng.
Chốt phiên 21/6, cổ phiếu VCP đóng cửa tại mức giá 36.000 đồng/cổ phiếu
VCP đã từng có đợt “thay máu” trong nội bộ
Được biết năm trước cũng có một sự thay đổi cổ đông lớn trong nội bộ Vinaconex Power. Sau nhịp tăng này, tại Vinaconex Power diễn ra hàng loạt những thay đổi trong cơ cấu cổ đông. Đặc biệt là sự rút lui của cổ đông lớn là. Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, Mã: VCG).
Cụ thể, Vinaconex đã hoàn tất bán ra toàn bộ gần 16 triệu cổ phiếu VCP. Tương đương 28,02% vốn điều lệ trong ngày 19/2. Và không còn là cổ đông của Vinaconex Power. Cùng thời gian này, CTCP Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Mundus Stones. Bán toàn bộ gần 2,9 triệu cổ phiếu VCP đang nắm giữ (tỉ lệ 5,03%).
Hai phiên giao dịch trước đó (17 – 18/2), CTCP Đầu tư VSD. Cổ đông lớn cũng là tổ chức có liên quan đến các lãnh đạo Vinaconex Power. Cũng thoái hết 10,91% cổ phần tại doanh nghiệp này, sau khi bán ra hơn 6,2 triệu cổ phiếu.
Phía ngược lại, Quỹ đầu tư cơ hội PVI (PVIAM) công bố nâng tỉ lệ sở hữu. Từ 35,23% lên 40,88% sau khi mua vào hơn 3,2 triệu cổ phiếu VCP vào ngày 18/2. PVIAM hiện là cổ đông lớn nhất của Vinaconex Power với 23,2 triệu cổ phiếu.
Khí đó có một cổ đông là nhà đầu tư cá nhân
Cổ đông lớn thứ hai là CTCP Đầu tư Châu Á Thống Nhất. Với 8 triệu cổ phiếu VCP được mua trong ngày 19/2 (tỉ lệ 14,04%). CTCP Đầu tư Châu Á Thống Nhất đã từng là cổ đông lớn của Vinaconex Power. Với 5,7 triệu cổ phần (tỉ lệ 10%) nhưng đã bán ra toàn bộ trước đó ít ngày. Trong đó 3,9 triệu cp được bán cho PVIAM.
Đáng chú ý, sau phiên giao dịch 19/2. Cơ cấu sở hữu của Vinaconex Power xuất hiện thêm một cổ đông lớn. Duy nhất là một nhà đầu tư cá nhân. Cụ thể, ông Nguyễn Anh Tuấn đã mua vào 11,5 triệu cp VCP (tỉ lệ 20,16%). Và trở thành cổ đông lớn. Trước đó, ông Tuấn không nắm giữ cổ phần VCP. Thông tin về cổ đông này cũng không được nêu chi tiết.
Dữ liệu giao dịch trên HNX cho thấy. Trong thời gian 10 – 19/2, thị trường ghi nhận giao dịch thỏa thuận gần 32,5 triệu cổ phiếu VCP. Đúng bằng tổng khối lượng giao dịch của các cổ đông trên. Giá trị thực hiện lên tới gần 1.800 tỉ đồng, giá thực hiện trung bình 55.400 đồng/cp.