Thị trường chứng khoán và vàng đã liên tục có những phản ứng mạnh và rõ rệt thể hiện mối lo ngại của nhà đầu tư ngay từ sau khi FED có phát biểu lần thứ nhất về việc dự báo sẽ nâng lãi suất ngân hàng để tránh tình trạng lạm phát gia tăng. Tuy nhiên, FED cũng trấn an thị trường bằng lời khẳng định Cục dự trữ tiền tệ sẽ không tăng lãi suất ngay đồng thời thể hiện niềm tin lạc quan đối với tình hình lạm phát. Và các nhà đầu tư đến lúc này cũng có vẻ bình ổn và yên tâm hơn, trở nên mạnh tay mua vàng và cổ phiếu khiến vàng và chứng khoán đều tăng giá cao lên.
Vàng tăng giá
Lực mua vào mạnh đã đẩy chứng khoán Mỹ phiên 21/6 tăng điểm. Cùng lúc giá vàng chốt phiên New York tối qua cũng đắt thêm gần 20 USD mỗi ounce. Tâm lý nhà đầu tư đang bình ổn trở lại sau những xáo trộn vào tuần trước. Khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ – Fed công bố thay đổi định hướng chính sách tiền tệ. Phiên giao dịch ngày 21/6, giá vàng tăng mạnh. Sau khi đã có tuần giảm sâu nhất trước đó, tính từ tháng 3/2020. Theo đó, đóng cửa phiên giao dịch. Giá vàng giao ngay trên thị trường New York tăng 1,11% lên 1.783,4 USD một ounce.
USD đã phần nào hạ giá sau khi chạm mức cao nhất trong 10 tuần vào tuần trước. Chỉ số Dollar Index trong phiên giao dịch ngày đầu tuần cũng giảm 0,4%. Đây cũng là lý do khiến vàng tăng giá mạnh.
Trên thị trường, việc đồng bạc xanh tăng giá không khỏi gây ra sức ép lên các tài sản được định giá bằng USD. Ví như vàng hay bạc. “Chỉ số đồng USD tăng giá tác động mạnh khiến giá vàng sụt giảm trong tuần vừa qua. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng USD sẽ không còn tiếp tục đi lên như vừa qua”. Chuyên gia tại quỹ Altavest – ông Michael Armbruster khẳng định.
Việc đồng bạc xanh lên giá được đánh giá là một trong những lực cản lớn nhất ngăn giá vàng tăng. Cuối tháng 5, giá vàng đã có lúc vượt ngưỡng tâm lý quan trọng 1.900 USD mỗi ounce. Suốt từ ngày 11/6 đến nay, giá vàng chưa từng giao dịch trên ngưỡng đó.
Nhìn nhận của giới chuyên gia
Trưởng bộ phận phân tích thị trường tại quỹ StoneX, bà Rhona O’Connell, nhận xét. Cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed trong tuần trước không có thông điệp chính sách mềm mỏng như trong quá khứ. Nhưng rõ ràng các thay đổi được tính đến đó chưa được áp dụng ngay.
Cũng theo bà O’Connell. Nhìn từ phản ứng của thị trường. Người ta hẳn đã nghĩ cuộc họp này sẽ có thông điệp chính sách cứng rắn. Và thay đổi chính sách đột biến hơn. Giá vàng vốn chịu áp lực từ trước đó đã giảm sâu và rơi vào trạng thái “quá bán”. Tuy nhiên ngay sau đó, làn sóng mua giá rẻ dâng cao. Và có thể dự báo về khả năng giá vàng sẽ tăng. Bà O’Connell dự báo.
Vào ngày thứ Sáu, chủ tịch Fed tại St. Louis – ông James Bullard cho rằng. Ông tin ngân hàng trung ương Mỹ sẽ nâng lãi suất ngay từ năm 2022. Giá vàng vì vậy lại giảm mạnh trong phiên này.
Colin Cieszynski, giám đốc chiến lược thị trường tại SIA Wealth Management, cho biết. Mặc dù sự sụt giảm của giá vàng là đáng kể. Nhưng đây không phải là điều đáng ngạc nhiên. Về mặt kỹ thuật, vàng đã được mua quá mức trước cuộc họp của Fed. Trong khi đồng đô la Mỹ thì ngược lại.
Christopher Vecchio là chiến lược gia thị trường cấp cao của DailyFX.com. Vị này không kỳ vọng giá sẽ quay trở lại mức cao kỷ lục vào cuối năm. Ông cho rằng, điều này không có nghĩa là vàng sẽ giảm giá. Và giữ quan điểm trung lập với vàng trong ngắn hạn. Và sẽ chờ đợi thị trường ổn định trước khi bắt đầu mua trở lại.
Dự báo lạm phát
Ngày đầu tuần. Trong cuộc họp trực tuyến của Diễn đàn các tổ chức tiền tệ và tài chính. Ông Bullard và Chủ tịch Fed tại Dallas là ông Rob Kaplan công bố rằng. Dự báo lạm phát sẽ vẫn dai dẳng kéo dài trong năm 2022. Trên mức mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương. Và cao hơn so với dự báo của nhiều đồng nghiệp.
Ông Bullard hiện không phải thành viên có quyền bỏ phiếu trong Ủy ban thị trường mở thuộc Fed (FOMC). Nhưng ông sẽ chính thức có tư cách này từ năm 2022. Ông Kaplan cũng sẽ bắt đầu bỏ phiếu trong FOMO từ năm 2023.
Lực mua vào mạnh trong phiên ngày 21/6 đã đẩy chứng khoán Mỹ tăng điểm. Thị trường lấy lại phần nào mức sụt giảm mạnh trong tuần trước. Sau khi Fed thông báo thay đổi định hướng chính sách tiền tệ. Chốt phiên đầu tuần, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 1,8% lên 33.876,9 điểm; S&P 500 nhích thêm 1,4% lên 4.224,7 điểm; chỉ số Nasdaq ghi nhận mức tăng 0,8% lên 14.141,4 điểm.
Trong khi đó, cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn tại Mỹ đều giảm điểm. Như Amazon, Tesla, Nvidia và Netflix. Cổ phiếu doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa sau khi sụt mạnh trong tuần trước. Thì giờ đang kéo thị trường tăng điểm trở lại. Cổ phiếu nhóm ngành năng lượng cũng tăng. Ví như cổ phiếu Devon Energy và Occidental Petroleum tăng lần lượt gần 7% và 5,4%. Cổ phiếu ngân hàng như JP Morgan hay Bank of America và Goldman Sachs cũng lên điểm. Chỉ số cổ phiếu của doanh nghiệp nhỏ Russell 2000 tăng hơn 2%.