Những thay đổi mức đóng và hưởng BHYT hộ gia đình năm 2021

BHYT hộ gia đình

Ở Việt Nam hiện nay nền kinh tế đang được ngày càng cải thiện. Các hộ gia đình đều được hưởng các chính sách tốt nhất với các loại bảo hiểm. Theo tính phổ cập thì mới đây các mức đóng và mức hưởng của bảo hiểm y tế hộ gia đình có một số điều chỉnh nhất định. Do đó sẽ có những thay đổi trong việc đóng các khoản bảo hiểm y tế đối với các thành viên trong gia đình. Vậy những thay đổi đó là những thay đổi như thế nào. Vậy thì theo chân chúng tôi tìm hiểu kĩ lưỡng qua bài viết dưới đây nhé. Đây sẽ là những thông tin cần thiết cho gia đình của bạn.

Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình mới nhất

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng với các đối tượng theo Luật định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình được quy định như sau như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Mức đóng BHYT hộ gia đình

Hiện nay, mức lương cơ sở vùng là 1.490.000 đồng/tháng.

Do đó, mức đóng cụ thể như sau:

Thành viên hộ gia đình Mức đóng
Người thứ 1 67.050 đồng/tháng
Người thứ 2 46.935 đồng/tháng
Người thứ 3 40.230 đồng/tháng
Người thứ 4 33.250 đồng/tháng
Người thứ 5 26.820 đồng/tháng

Mức hưởng bảo hiểm y tế hộ gia đình mới nhất

Trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến, được thanh toán theo tỷ lệ như sau:

– 100% chi phí khám chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám chữa bệnh tại tuyến xã;

–  100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở ( thấp hơn 223.500 đồng/lần);

Mức hưởng BHYT hộ gia đình

–  100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở (lớn hơn 8.940.000 đồng), trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.

– 80% chi phí khám chữa bệnh đối với những trường hợp khác.

Trường hợp tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến được thanh toán như sau:

– Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

– Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 trong phạm vi cả nước (hiện nay chỉ được thanh toán 60% chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng của thẻ bảo hiểm y tế).

– Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám chữa bệnh

Lưu ý: Từ ngày 1-7-2021, hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú.

Căn cứ pháp lý:

– Điểm e Khoản 1 Điều 7, Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

– Khoản 2 Điều 37 Luật Cư trú 2020.

Chính sách BHYT với thân nhân của thương binh, bệnh binh

Pháp lệnh Ưu đãi người có công số 02/2020/UBTVQH14 cũng có hiệu lực từ ngày 01/7/2021.

Theo Pháp lệnh, không chỉ thương binh, bệnh binh cũng được hưởng chính sách ưu đãi về BHYT, mà thân nhân của họ cũng được hưởng chính sách này.

Cụ thể:

– Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;

– Người phục vụ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, người phục vụ bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *