Hà Nội xây dựng kế hoạch để thu hút vốn từ các tập đoàn xuyên quốc gia

Thủ đô Hà Nội

Hẳn bạn đã nghe rất nhiều về Hà Nội, thành phố với rất nhiều phong tục tập quán.  Hà Nội còn được mệnh danh là thủ đô hơn 1000 năm tuổi. Không chỉ nổi tiếng với nền lịch sử lâu năm, giàu bản sắc riêng và văn hóa truyền thống dân tộc. Vùng đất này còn được biết đến là một địa điểm thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan nhất nước ta. Đây là một trong những nơi có nền kinh tế mạnh nhất nước ta. Hà Nội đã thu hút rất nhiều vốn đầu tư từ trong nước đến các tập đoàn xuyên quốc gia. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ hơn về việc xây dựng kế hoạch để thu hút vốn của Hà Nội.

Giới thiệu về Hà Nội

một trong những địa điểm nổi bật của Hà Nội

Hà Nội nằm ở tả ngạn sông Đà và hai bên đồng bằng sông Hồng. Phía Bắc giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và Thái Nguyên, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Đông giáp với tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên, còn phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi được mở rộng, Hà Nội nằm trong top 17 Thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới với 3.324,92 km2. Với vị trí địa lý thuận lợi này, thành phố này dễ dàng trở thành trung tâm kinh tế – chính trị, văn hóa, khoa học quan trọng của cả nước. Hiện tại, bao gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện.

Ban hành kế hoạch hoàn thiện thu hút vốn đầu tư

Về quan điểm thu hút đầu tư, Hà Nội ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ mới, sử dụng và tạo năng lượng sạch, thân thiện môi trường; tập trung kêu gọi các dự án có quy mô lớn của các tập đoàn xuyên quốc gia, từ đó, nhận chuyển giao công nghệ…

Đầu tư vào Hà Nội

UBND thành phố Hà Nội ngày 23-6-2021 đã ban hành Kế hoạch số 153/KH-UBND về hoàn thiện thể chế, chính sách. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đó, giai đoạn từ nay đến năm 2030, thành phố sẽ xây dựng bộ tiêu chí để sàng lọc. Thu hút doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Phù hợp với đặc thù Thủ đô về khả năng kinh tế, cơ sở hạ tầng hiện tại. Tập trung thu hút các lĩnh vực công nghệ mới, công nghệ cao. Đồng thời sàng lọc để bảo vệ an ninh, quốc phòng và tiềm lực kinh tế quốc gia.

Thành phố cũng chuẩn bị yếu tố đầu vào để đón đầu dòng vốn dịch chuyển; chuẩn bị đội ngũ lao động có tay nghề, mặt bằng sản xuất và các điều kiện về năng lượng (đặc biệt là điện) để đón nhận các dòng vốn dịch chuyển sản xuất; tăng cường năng lực của doanh nghiệp trong nước để sẵn sàng tham gia chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu.

Hợp tác đầu tư có chọn lọc

Về quan điểm thu hút đầu tư, thành phố Hà Nội sẽ hợp tác đầu tư có chọn lọc để góp phần tái cơ cấu nền kinh tế. Ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ mới. Sử dụng và tạo năng lượng sạch, thân thiện môi trường. Tập trung kêu gọi các dự án có quy mô lớn. Sản phẩm cạnh tranh cao tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia. Từ đó, nhận chuyển giao công nghệ, xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, các doanh nghiệp phụ trợ của thành phố.

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Đặc biệt là tạo ra thêm các kênh cạnh tranh, kênh chuyển giao công nghệ thông qua liên kết sản xuất. Tạo động lực cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tăng cường ứng dụng công nghệ mới và nâng cao chất lượng nhân sự. Xây dựng giải pháp mang tính chiến lược. Tận dụng thời cơ để hợp tác đầu tư nước ngoài phù hợp với mục tiêu của thành phố…

Thành phố sẽ tiếp tục kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước. Tận dụng hết cơ hội của các Hiệp định thương mại tự do nước ta đã ký kết. Bên cạnh đó, xác định thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cần đặt trong bối cảnh kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025. Tầm nhìn 2030 phù hợp với tổng thể quy hoạch của thành phố; phù hợp với lợi thế, điều kiện, trình độ phát triển. Bảo đảm hiệu quả tổng thể kinh tế – xã hội – môi trường…

Tổng vốn đầu tư tại Hà Nội tăng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *