Dự án công nghệ chip não Neuralink sắp sửa thành công

musk và ý tưởng chip não

Vào một ngày của năm 2016, Elon Musk đã nảy sinh một dự án đam mê khác thường. Một công ty công nghệ thần kinh có tên Neuralink với mục tiêu “hợp nhất máy tính với não người. Ông từng chia sẽ rằng ông sợ một ngày nào đó AI có thể làm lu mờ nhân loại. Thế nhưng Euralink đang tập trung vào khía cạnh mà Musk luôn lo lắng – trí tuệ nhân tạo. Neuralink nghiên cứu và tạo ra các thiết bị công nghệ hỗ trợ AI. Với việc cấy vào sau tai của một người với những sợi chỉ nhỏ chứa các điện cực được đưa vào não. “Nó” có khả năng tương tác với não của con người. “Nó” giúp con người điều khiển máy tính bằng bộ não. Và “Nó” chính là công nghệ chip não Neuralink, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

Những tranh cãi xoay quanh công nghệ chip não Neuralink

Niềm tin, nỗi sợ, hy vọng, sự lo lắng, những ý niệm trừu tượng khó giải thích đó sẽ trở nên rõ ràng nhờ vào công nghệ của Neuralink. Ngoài ra, nó có thể cho phép con người giao tiếp với động vật. Năm ngoái, công ty này bắt đầu thử nghiệm chip Neuralink trên lợn Gertrude. Việc này có thể bị nhiều người coi là phi đạo đức, nhưng khi hiểu trên phương diện khoa học và ý nghĩa thực sự của nó, việc cấy ghép chip sẽ được chấp nhận giống bất kỳ phát kiến đột phá nào con người từng chứng kiến.

tay cầm chip neuralink

Tất nhiên, điều đó không phủ nhận thực tế rằng việc đưa một con chip vào não động vật – và trong tương lai là não người – sẽ vô cùng rủi ro. Đó là lý do tại sao Neuralink luôn đưa ra quyết định cẩn thận cho mỗi bước họ thực hiện. Nhiều chuyên gia vẫn hoài nghi về công nghệ này. Việc cấy chip cho con người phức tạp hơn so với việc cho một con khỉ cấy chip chơi game.

Anna Wexler – giáo sư về đạo đức và chính sách y tế tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) cho biết: “Khoa học thần kinh còn lâu mới hiểu được cách tâm trí hoạt động, càng không có khả năng giải mã tâm trí”. Đồng thời, tác hại tiềm ẩn của công nghệ chip não vẫn khiến các nhà nghiên cứu lo ngại. Nếu không có hệ thống bảo mật, tin tặc có thể hack vào các chip, cố tình chuyển hướng sai các hành động của người cấy chip. Hậu quả có thể gây tử vong cho nạn nhân.

Bức tranh về công nghệ chip não Neuralink đang “vẽ” đến đâu?

Neuralink đã bắt đầu thử nghiệm công nghệ của mình trên lợn vào giữa năm 2020 với kết quả khả quan. Đầu năm 2021, công ty cũng đã thử nghiệm thiết bị cấy ghép không dây trong hộp sọ một con khỉ. Cho phép nó chơi game bằng chính ý nghĩ của mình. Gần đây hơn, Neuralink được cho là đang thảo luận về một thử nghiệm trên người. Có thể được tiến hành vào giữa hoặc cuối năm 2021.

chip neurakink cấy vào não

Câu chuyện của con người đã diễn ra theo trình tự như sau: đầu tiên, con người phát hiện ra lửa, rồi phát triển ngôn ngữ truyền miệng. Sau đó, chuyển ngôn ngữ miệng thành ngôn ngữ viết. Và cuối cùng, tìm ra cách biến nó thành sản phẩm in ấn được cơ giới hóa. Vài thế kỷ sau, điện ra đời, tạo ra điện thoại, radio, TV… Và cuối cùng là máy tính cá nhân và smartphone. Sau đó, điện thoại bắt đầu “mất dây”, máy tính trở nên nhỏ bé, con người đã tìm ra cách để làm cho chúng mạnh hơn theo cấp số nhân và đủ bé để nhét vừa túi. Công nghệ của Neuralink sẽ là làn sóng tiếp theo giống những gì máy tính cá nhân và điện thoại thông minh đã làm. Lần này, nó sẽ là một sự biến đổi lớn.

Ứng dụng của Neuralink có thể thay đổi quan niệm và ý nghĩa của việc giao tiếp, bởi cách con người tương tác với mọi thứ sẽ rất khác. Neuralink có thể sẽ là cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo với khả năng biến đổi một số ngành, nếu không muốn nói là tất cả. Trong đó, điện thoại thông minh và máy tính sẽ là những ngành đầu tiên.

Những điều mới lạ mà giao diện chip não Neuralink mang lại

Theo Neuralink, công nghệ của họ có thể giúp những người bị liệt do chấn thương cột sống hoặc não. Bằng cách cho họ khả năng điều khiển các thiết bị máy tính bằng trí óc. Điều này sẽ cung cấp cho các nạn nhân bị đột quỵ và những người bị đột quỵ. Trải nghiệm giải phóng khi tự mình làm lại mọi việc.

con người và công nghệ chip não neuralink

Giao diện não sẽ cung cấp cho con người khả năng giao tiếp không dây với nền tảng đám mây, máy tính. Về lý thuyết, có thể tăng cường trí thông minh “nguyên bản” của một người. Bằng cách truy cập vào trí tuệ nhân tạo (AI) trên đám mây. Trí thông minh của con người nhờ thế sẽ tăng lên rất nhiều. Hãy tưởng tượng hai hoặc nhiều người có thể kết nối không dây với nhau. Thông qua thiết bị cấy ghép và trao đổi những hình ảnh, ý tưởng. Khi làm như vậy, họ sẽ truyền đạt nhiều thông tin hơn chỉ trong vài giây.

Luồng thông tin truyền từ bộ não ra thế giới bên ngoài. Sẽ dễ dàng đến mức người dùng cảm thấy mình đang suy nghĩ bình thường. Nó sẽ trở thành bản năng thứ hai đối với nhiều người, nếu không phải là thứ nhất. Về cơ bản, giao diện chip não Neuralink là một hệ thống giao tiếp. Cảm giác sẽ giống đeo một chiếc tai nghe. Nhưng thay vì phản hồi lại đầu dây bên kia bằng cách nói. Người dùng sẽ trả lời người gọi bằng cách suy nghĩ. Các tín hiệu ra khỏi tế bào thần kinh, sau khi được ghi lại bởi giao diện, sẽ chuyển thành dữ liệu. Có vô vàn ứng dụng cho công nghệ này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *