Tập đoàn Vingroup là một trong những tập đoàn tư nhân có vốn hóa điều lệ lớn nhất ở thị trường kinh tế tại Việt Nam. Vingroup đầu tư phát triển gồm 7 lĩnh vực quan trọng trên thị trường gồm: bất động sản, dịch vụ vui chơi, giải trí, nông nghiệp, công nghiệp nặng, y tế. Tập đoàn này đầu tư rất nhiều lĩnh vực với số vốn đầu tư khổng lồ và thu lại lợi nhuận cao. Góp phần làm tăng vốn đầu tư của Việt Nam lên một bước tiến mới nhờ Vingroup. Vì vậy đầu tư của Việt đã được khởi sắc trong 6 tháng đầu năm qua nhờ Vingroup.
Giới thiệu về chủ đầu tư Vingroup
Tiền thân của Tập đoàn Vingroup là công ty Technocom, một công ty chuyên sản xuất mì gói và các sản phẩm gia vị được thành lập năm 1993 tại Ukraina. Cha đẻ của Vingroup được thành lập trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế tài chỉnh nổ ra trên toàn thế giới. Và chế độ tem phiếu được áp dựng trên nhiều mặt hàng tại quốc gia này.
Vào đầu những năm 2000, tập đoàn Technocom đầu tư tại Việt Nam. Thông qua 2 công ty là Vincom và Vinpearl. Để đầu tư trong các lĩnh vực du lịch khách sạn. Bất động sản, chứng khoán và thương mại tài chính. Cái tên Vingroup chính thức được tập đoàn này sử dụng vào tháng 01/2012. Khi mà Công ty CP Vinpearl sáp nhập vào Công ty CP Vincom.
Sau khi thành lập, tập đoànVingroup đã cơ cấu lại và tập trung phát triển. Bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ từ người đứng đầu đến toàn thể nhân viên. Tập đoàn Vingroup trở thành thương hiệu số 1 Việt Nam về bất động sản. Dẫn đầu xu thế đô thị thông minh, sinh thái hạng sang với hàng loạt các tổ hợp Trung tâm thương mại. Căn hộ đẳng cấp quốc tế tại các thành phố lớn.
Ngoài ra, tập đoàn Vingroup cũng trở thành cánh chim đầu đàn của ngành Du lịch với chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu biệt thự biển, công viên giải trí, sân golf đẳng cấp 5 sao.
Tổng vốn đầu tư tăng
Theo báo cáo mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới. Và tăng thêm đạt gần 547 triệu USD (tăng gần 2,5 so với cùng kỳ).
Trong đó có 24 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới. Với tổng vốn đăng ký đạt 143,8 triệu USD (bằng 77,6% so với cùng kỳ). Và 9 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm là 403,2 triệu USD (tăng 10,8 lần so với cùng kỳ).
Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 12 lĩnh vực. Trong đó lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ dẫn đầu với 3 lượt dự án điều chỉnh vốn. Tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 270,8 triệu USD, chiếm 49,5% tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ đứng thứ hai, với tổng vốn đầu tư 148,6 triệu USD, chiếm 27,2%. Tiếp theo là các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ…
Nhà đầu tư Vingroup
Tiêu biểu trong số các nhà đầu tư là tập đoàn Vingroup. Nửa đầu năm 2021, doanh nghiệp này đã đầu tư một loạt dự án ra nước ngoài. Bao gồm 3 dự án ở Pháp, Hà Lan và Canada với vốn đầu tư cho mỗi dự án là 32 triệu USD. Ngoài ra, còn một dự án khác ở Singapore được đầu tư đến 20,5 triệu USD. Các dự án nêu trên đều tập trung vào mục tiêu kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông, điện tử, đồ gia dụng cùng công nghiệp ô tô.
Cũng trong giai đoạn này, Vingroup đã điều chỉnh vốn đầu tư dự án tại Mỹ thêm 300 triệu USD. Đồng thời tăng vốn dự án của Vinfast tại Đức thêm 32 triệu USD. Như vậy, tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài của Vingroup trong giai đoạn này lên tới 448,5 triệu USD. Chiếm hơn 80% tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 6 tháng.
Có 15 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021. Dẫn đầu là Hoa Kỳ với 3 dự án đầu tư mới và 2 dự án điều chỉnh vốn. Tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 302,8 triệu USD, chiếm 55,4% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ hai là Campuchia với tổng vốn đầu tư 89,2 triệu USD, chiếm 16,3% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Canada, Pháp,… với vốn đầu tư đạt 32,08 triệu USD và trên 32 triệu USD.
Lũy kế đến 20/06/2021, Việt Nam đã có 1.420 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam 21,8 tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các lĩnh vực khai khoáng (36,4%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,3%). Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (23,7%); Campuchia (13,1%); Nga (12,9%)…